top of page
  • Writer's pictureMr. Bracom

3 sai lầm phổ biến trong các dự án thiết kế Logo

Updated: Jul 28, 2020

Trong các dự án thiết kế Logo, khách hàng và đơn vị thiết kế thường có góc nhìn khác nhau khi thống nhất phương án thiết kế. Điều này khiến khách hàng luôn muốn có nhiều lựa chọn Logo hơn, trong khi designer luôn phải loay hoay tìm kiếm ý tưởng sao cho thoả mãn nhất với yêu cầu, từ đó dễ dàng sinh ra các mâu thuẫn đáng tiếc. Vậy 3 sai lầm phổ biến trong thiết Logo là gì? Và làm cách nào để khắc phục?



Để đưa ra giải pháp cho vấn đề nêu trên, đầu tiên chúng ta cần xác định đâu là nguyên nhân dẫn đến 3 sai lầm này.


1. Sự "ngầm hiểu" sai lầm tai hại

Đa số các đơn vị thực hiện thiết kế Logo và Nhận diện thương hiệu hay gửi đến khách hàng một danh sách các câu hỏi với nội dung chung chung nhằm xác định nhu cầu, mục đích sử dụng Logo hay ngành nghề, mong muốn của khách hàng cho thương hiệu của họ. Những gì được thể hiện ở phần trả lời sẽ dễ dàng là một sự hoà trộn rất nhiều yêu cầu, thông tin, là sự góp nhặt từ nhiều trường phái thiết kế, nhiều hình ảnh mà họ đã gặp trong cuộc sống. Khi dùng những dữ liệu này để tiến hành thiết kế, các designer sẽ dễ dàng vấp phải cái bẫy "ngầm hiểu" những gì khách hàng cần, khách hàng cũng tưởng chừng như là an tâm vì nghĩ là designer đã nắm bắt nhu cầu thật sự của mình, để rồi khi các mẫu Logo được trình bày, cả hai phía đều xảy ra nhiều mâu thuẫn do các thiết kế không được khách hàng ưng ý.

2. Thiếu cảm nhận trực quan

Không phải đơn vị thiết kế nào cũng có đủ thông tin và am hiểu về sản phẩm, dịch vụ của khách hàng, đặc biệt là khi mà ngày càng có nhiều nhóm ngành mới xuất hiện, cũng như việc mô hình kinh doanh của doanh nghiệp liên tục được cải tiến, cập nhật. Sẽ là một thiếu sót lớn nếu như người thực hiện thiết kế rập khuôn trong việc sáng tạo ra các sản phẩm nghệ thuật nhưng lại không hiểu gì về sản phẩm, làm mất đi linh hồn thật sự của thương hiệu đang xây dựng.


3. Không có kênh giao tiếp hiệu quả

Khi một dự án thiết kế Logo được bắt đầu, một điều thường thấy là designer sẽ lẳn lặn thực hiện dự án cho đến khi công việc hoàn tất, có mẫu thiết kế và gửi để khách hàng lựa chọn. Một số đơn vị có thể gửi mẫu nháp cho khách hàng lựa chọn từ trước để tránh việc phải làm đi làm lại nhiều mẫu Logo. Tuy nhiên, những việc làm này đều tiêu tốn thời gian chờ đợi và công sức của cả 2 phía. Khách hàng sẽ cảm thấy lo lắng khi không biết đơn vị thiết kế đang làm gì, liệu có cho ra mẫu sản phẩm như ý không, còn designer sẽ cảm thấy áp lực và cạn kiệt ý tưởng khi lần lượt các mẫu Logo đều bị khách hàng từ chối.



Vậy đâu là giải pháp cho những vấn đề trên ?


1. Khảo sát và đi thực tế doanh nghiệp

Yếu tố trải nghiệm là một phần vô cùng quan trọng trong bất kỳ công việc nào, đặc biệt đối với ngành thiết kế sáng tạo. Bạn không thể nấu một món Âu ngon nếu bạn chưa từng nếm thử hương vị của ẩm thực châu Âu, bạn cũng không thể xây một ngôi nhà kiểu Nhật đẹp nếu bạn chưa từng đến và ở trong một ngôi nhà của Nhật. Vì vậy, các cá nhân thực hiện dự án phải đi đến tận nơi doanh nghiệp hoạt động, được tiếp xúc thực tế với sản phẩm, dịch vụ để đưa ra nhận định phù hợp cho thiết kế của mình.

Bracom Agency đến thăm quan và ghi nhận các hoạt động

của một đơn vị đang thực hiện thiết kế thương hiệu


2. Phỏng vấn trực tiếp với khách hàng

Sau khi quan sát và trải nhiệm về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, một cuộc phỏng vấn trực tiếp với ban lãnh đạo hoặc người điều hành, sáng lập doanh nghiệp để lắng nghe, ghi nhận tâm tư, định hướng xây dựng doanh nghiệp, mô hình hoạt động kinh doanh. Những lần tiếp xúc này chính là cơ hội vô giá để người làm thiết kế có được cảm xúc thực nhất về dự án mình đang thực hiện, qua đó được truyền thêm cảm hứng sáng tạo để đưa ra các phương án thiết kế đúng với nhu cầu của doanh nghiệp. Tính mỹ thuật của Logo dĩ nhiên là quan trọng, nhưng sẽ là vô nghĩa nếu nó không thực sự giải quyết được các vấn đề của doanh nghiệp đang cần.

Đội ngũ thiết kế của Bracom thực hiện tiếp xúc và trao đổi trực tiếp

với Ban lãnh đạo các doanh nghiệp để ghi nhận thông tin cho dự án


3. Tư vấn định hướng trước khi thiết kế

Tổ chức một buổi tư vấn định hướng trước khi tiến hành thiết kế là một phần không được thiếu trong các dự án thiết kế Logo. Người thiết kế và khách hàng có thể chưa am hiểu nhau qua lời nói, nhưng có thể dễ dàng kết nối với nhau bằng cảm xúc và hình ảnh gợi ý. Việc sắp xếp các yếu tố đồ hoạ, hình ảnh gợi ý, sử dụng các chất liệu mẫu để định hướng và đưa ra một bức tranh toàn cảnh cho khách hàng là một việc làm vô cùng quan trọng, giúp cho khách hàng không những nắm bắt được quy trình làm việc cụ thể của đơn vị thiết kế, mà còn hiểu được đúng những gì mình đang mong đợi trong dự án này.

Một buổi Tư vấn định hướng của Bracom Agency

Creative Director của Bracom thuyết trình các phương án thiết kế, lộ trình làm việc

cũng như hỗ trợ khách hàng đóng góp ý tưởng trực tiếp cho dự án


Mỗi dự án thiết kế là một hành trình trải nghiệm và khám phá khác nhau, đòi hỏi các designer phải thật tinh tế và có những cảm nhận sâu sắc nhất, từ đó hỗ trợ khách hàng hiện thực hoá những giấc mơ, ý tưởng thành hình ảnh đồ hoạ thật ưng ý. Bên cạnh đó, giữ được sợi dây liên kết trong mạch ý tưởng cũng như tạo ra cách giao tiếp, trao đổi công việc hiệu quả với khách hàng sẽ giúp giảm thiểu tối đa những mâu thuẫn đáng tiếc, tiết kiệm thời gian và công sức của cả hai phía, đồng thời nâng cao hiệu quả làm việc và hoàn thiện sản phẩm thiết kế. Bracom tin rằng, bạn hoàn toàn có thể tránh được 3 sai lầm phổ biến trong thiết kế Logo và nhận diện thương hiệu trên với cách làm việc thật chân thật, chu đáo và chuyên nghiệp như trên.


Theo Bracom Agency.


Thông tin liên hệ:

Bracom Agency - Branding & Communication Design Agency

Hotline: 028 5411 7152 / Email: hello@bracom.agency

www.bracom.agency

359 views0 comments

Recent Posts

See All
bottom of page